Giải pháp điện mặt trời cho nông nghiệp ! Mỹ Tho Solar

Mô hình sử dụng đất, trong đó hoạt động phát điện mặt trời và sản xuất nông nghiệp hoặc thủy sản được kết hợp có chủ ý trên cùng một khu đất để giảm xung đột sử dụng tài nguyên đất, đem lại các lợi ích kinh tế-xã hội so với ứng dụng sản xuất đơn lẻ (VD: đem lại ‘nguồn thu kép’ từ a) sản xuất nông nghiệp/thủy sản mà tuyệt đối không hoặc gần như không khiến năng suất giảm mạnh so với mô hình sản xuất kết hợp và b) tiết kiệm năng lượng (nhờ tiêu thụ điện mặt trời tự sản xuất) và/hoặc bán điện (VD: thông qua biểu giá điện hỗ trợ, cơ chế bù trừ điện năng hay hợp đồng mua bán điện với bên mua điện).
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới bao gồm Các tấm pin quang điện, Inveter, Công tơ điện 2 chiều,  hệ thống khung giàn, dây dẫn… Các tấm pin quang điện sẽ hấp thụ ánh nắng mặt trời và chuyển hóa quang năng thành dòng điện 1 chiều, Inverter sẽ làm nhiệm vụ chuyển dòng 1 chiều thành dòng hai chiều và phân phối điện tới các phụ tải, nếu thừa sẽ hòa lưới điện quốc gia.
 Sơ đồ tổng thể

Nguyên lý

  • Tấm Pin năng lượng mặt trời hấp thụ ánh nắng  và chuyển thành dòng điện DC cung cấp cho Inverter.
  • Inverter (Bộ hòa lưới) chuyển đổi dòng điện DC (một chiều) từ những tấm Pin NLMT thành dòng điện AC (xoay chiều) cùng pha, cùng tần số và điện áp để hòa vào lưới điện quốc gia.
  • Lượng điện từ Pin NLMT phát ra sẽ đươc HÒA LƯỚI, điện lực sẽ thực hiện việc lắp đặt công tơ 2 chiều, để thực hiện việc đo đếm lượng điện HÒA LƯỚI từ hệ thống điện NLMT và thanh toán lại cho khách hàng.
  • Hệ thống không sử dụng Acquy lưu trữ nên không tốn nhiều chi phí đầu tư ban đầu như trước đây.
  • Hệ thống sẽ tự động ngắt khi điện lưới bị cắt để đảm bảo an toàn cho lưới điện.  -Hệ thống sẽ tự động ngủ đông khi trời tối và hoạt động vào sáng ngày hôm sau khi có ánh nắng trở lại (Islanding protect).
  • Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động, có chức năng giám sát từ xa để theo dõi sản lượng điện thức tế hàng ngày qua Smart Phone hoặc máy tính, các sự cố về điện điều được hệ thống cập nhật và gởi thông báo đến người sử dụng ngay lập tức
  • Các hệ thống được thiết kế sao cho vẫn đủ ánh sang để cây trồng hoặc thủy sản phát triển bình thường.
  • Đối với các trại chăn nuôi kết hợp còn có tác dụng chống nóng cho chuồng trại giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

Ưu điểm hệ thống Điện năng lượng mặt trời

  • Sản lượng điện mặt trời có thể tăng nhanh chóng, giúp tăng công suất điện, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện (ngày càng tăng) của xã hội và các nền kinh tế;
  • Tăng doanh thu kép mà tuyệt đối không ảnh hưởng đến năng suất.
  • Trong bối cảnh chi phí công nghệ điện mặt trời giảm mạnh trong 10-15 năm qua (và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn), điện mặt trời hiện đang trở thành hình thức phát điện có hiệu quả chi phí tốt nhất (ít tốn kém nhất);
  • Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sẵn có trong nước, do đó có thể tăng cường an ninh năng lượng, độc lập năng lượng;
  • Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sẵn có trong nước, do đó có thể tăng cường an ninh năng lượng, độc lập năng lượng;
  • Năng lượng mặt trời có thể thay thế nhu cầu tiêu thụ điện giá cao (điện than, điện khí) trong thời gian cao điểm, giảm gánh nặng đầu tư mạng lưới truyền tải điện;
  • Chống nóng cho chuồng trại giúp vật nuôi tăng trưởng và phát triển nhanh hơn, cho chất lượng và sản lượng cao hơn;
  • Lắp đặt hệ thống NLMT trên các khu nuôi thả có thể giúp giảm đáng kể tình trạng bốc hơi nước, ức chế rong tảo sinh sôi khi không cần thiết;
  • Chống bão cho chuồng trại: Các tấm pin có trọng lượng 23kg giúp chuồng trại vững trãi hơn về mùa mưa bão thay vì dung các bao tải cát;
  • Năng lượng mặt trời là dạng năng lượng sạch, an toàn, không gây tác động xã hội, môi trường tiêu cực ở các nước. Ngược lại, NLMT còn giúp giảm phát thải nguy hại và ô nhiễm không khí ở các nước nhờ thay thế phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu khí hay các nguồn năng lượng hạt nhân;
  • NLMT đóng góp cho các mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu (giảm phát thải CO2).

Giải pháp

  • Hệ thống cách đất từ 3m đến 5m, tạo điều kiện cho các phương pháp nông nghiệp cơ giới hóa quảng canh hoặc thâm canh (bao gồm sử dụng máy gặt/máy kéo) dưới các tấm mô đun NLMT.
  • Hai là, ứng dụng mô hình sử dụng kết hợp NLMT có diện tích mật độ (mật độ công suất điện mặt trời) của các tấm mô đun NLMT thấp hơn so với các hệ thống điện mặt trời mái nhà hay cánh đồng mặt trời thông thường, tạo điều kiện tăng tỷ lệ bức xạ mặt trời xuống mặt đất (VD: cho cây trồng, vật nuôi). Khoảng cách giữa các hàng tấm mô đun NLMT thay đổi theo dự án. Đây là thông số quan trọng trong quá trình lắp đặt hệ thống sử dụng kết hợp NLMT. Khoảng cách này phụ thuộc vào mức độ cần được che phủ của cây cối, cây trồng phát triển dưới hệ thống.
  • Các tấm mô đun NLMT được gắn trên cấu trúc cách đất hoặc các trục đơn, trục kép (2D hoặc 3D) có thể theo dõi (để điều chỉnh độ nghiêng các tấm mô đun). Hệ thống NLMT theo dõi trục đơn được thường phổ biến hơn ở các khu vực gần xích đạo (thời gian mặt trời mọc và lặn không kéo dài) còn hệ thống theo dõi trục kép phổ biến hơn ở các khu vực xa xích đạo. Cơ chế kiểm soát góc nghiêng của các tấm mô đun trong các hệ thống theo dõi được sử dụng để a) tăng sản lượng điện mặt trời của hệ thống (tăng lượng điện KWh sản xuất trên mỗi kWp điện mặt trời được lắp đặt) và b) tạo điều kiện cho cây trồng tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời hoặc tạo hiệu ứng bóng râm ổn định hơn, có lợi cho độ ẩm đất và vi khí hậu trên mặt đất.

Công Ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ MTCom

  • Địa chỉ: Số 764D, Lý Thường Kiệt, Phường 5, TP.Mỹ Tho, Tiền giang
  • Hotline: (0273) 3858888 – 0942 885 887
  • Websitemythosolar.com – nhathongminhmytho.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *